Kinh doanh

Đưa ngành hàng khoai mì phát triển bền vững

Thanh Tân - Minh Phú

Tây Ninh là tỉnh có diện tích trồng khoai mì lớn thứ hai cả nước (sau tỉnh Gia Lai), với trên 61.000 ha và năng suất bình quân đạt 33,2 tấn/ha, cao nhất cả nước. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, bệnh khảm lá được phát hiện từ năm 2017 tại Tây Ninh. Trước thực trạng này, từ năm 2019, tỉnh Tây Ninh đã phối hợp với các trung tâm nghiên cứu, khảo sát giống khoai mì kháng bệnh khảm lá, tăng năng suất và hàm lượng tinh bột.

Đến nay, diện tích trồng giống khoai mì kháng khảm lá tại Tây Ninh là hơn 4.500 ha; trong đó giống HN1 là hơn 4.400 ha.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để phát triển bền vững ngành hàng khoai mì Việt Nam trong thời gian tới, thì cần sự chung tay của các ngành, các cấp, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và hiệp hội khoai mì cùng nhau phối hợp phát triển giống khoai mì sạch bệnh để cung cấp cho người dân, góp phần tăng năng suất, hiệu quả canh tác trong tương lai.

Ông Nguyễn Đình Xuân - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh

“Bệnh khảm làm giảm năng suất khoai mì, thì chúng ta đã có hướng, đường hướng, một mặt chọn ra giống kháng khảm hoàn toàn, hai là chọn ra những giống khảm nhẹ, chúng ta tác động vào kỹ thuật, phân bón, tăng mật độ cây để chúng ta vẫn đảm bảo năng suất.”

Ông Huỳnh Tấn Đạt - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật

“Bộ cũng đã chủ trương đưa ra 2 giải pháp chính. Một là chúng ta sẽ nhân các giống kháng khảm lá sắn này ở các nhà màng. Và hiện nay triển khai được 22 nhà màng từ Đông Nam bộ đến Duyên hải Nam Trung bộ cũng như Bắc bộ để làm sao đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sản xuất, nhân giống kháng bệnh. Bên cạnh đó các nhà màng cũng sẽ tiếp tục nhân ra các giống sạch bệnh…”

Để định vị rõ ràng vị trí của cây khoai mì, mới đây, lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Đề án phát triển bền vững ngành hàng khoai mì đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, diện tích trồng khoai mì được duy trì từ 480.000 – 510.000 ha, đảm bảo diện tích sử dụng giống chất lượng chiếm 40-50%, cho sản lượng củ tươi đạt 11,5-12,5 triệu tấn/năm; tổng công suất các nhà máy chế biến đạt 12-14,2 triệu tấn củ tươi/năm; kim ngạch xuất khẩu thu về đạt 1,8 -2 tỷ USD/năm, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Chương trình Người đưa tin 24H phát sóng lúc 06h30 trên THVL1, THVL2; 11h15 trên THVL1; 18h30 trên THVL2.

Cùng chuyên mục

Khởi nghiệp thành công với nghề làm bánh dân gian

Dali Group: Tiên Phong trong Quảng Cáo Kỹ Thuật Số và Dịch Vụ Marketing

Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không được đầu tư kinh doanh bất động sản

Ghế tổng thống của ông Biden lung lay nếu Fed đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái

VinFast chia tay 4 Giám đốc cấp cao trước ngày giao xe điện cho khách hàng quốc tế

Khối công nghệ dẫn dắt, lợi nhuận ròng của FPT tăng gần 34% trong 5 tháng

Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH) chốt ngày trả cổ tức 750 đồng/cp, giảm lãi suất lô trái phiếu 400 tỷ

Góc nhìn chuyên gia: Chuyển động quỹ ETF trong kỳ cơ cấu quý II sẽ là yếu tố hỗ trợ tích cực cho đà hồi phục của thị trường

Hạt nhựa mật độ thấp của Việt Nam không bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ở Philippines

Thị trường bảo hiểm nhân thọ 'giảm nhiệt' trong 4 tháng đầu năm