Văn hóa

Đặc sắc làng nghề gốm Phù Lãng

Truyền Hình Thông Tấn

Làng nghề gốm Phù Lãng nổi tiếng không chỉ ở Bắc Ninh mà còn trên cả nước. Trước những khó khăn của làng nghề, các chuyên gia Nhật Bản đã hỗ trợ dự án đào tạo, phát triển nghề gốm tại đây nhằm tìm hướng xuất khẩu và góp phần tạo sản phẩm du lịch độc đáo. Đây là sẽ là điểm đến thu hút du khách trong tương lai.

Sản phẩm gốm sứ tinh tế có kích thước nhỏ hướng tới người tiêu dùng trong nước và quốc tế… Những sản phẩm mới này là kết quả của gần 3 năm các chuyên gia Gốm đến từ Nhật Bản hỗ trợ đào tạo và phát triển nghề gốm Phù Lãng với tổng nguồn vốn gần 17 tỷ đồng.

Ông Tsuchimoto Amane – Cán bộ Phụ trách Dự án của JICA (Nhật Bản) (dịch)

“Làng Phù Lãng là làng có lịch sử rất lâu dài về nghề làm gốm, bên phía Nhật Bản cũng có nghề làm gốm lâu năm và rất đặc sắc, vì vậy để kết nối 2 làng với nhau và kết nối kỹ thuật công nghệ cũng như các nét đặc sắc của văn hóa 2 nước, chúng tôi đã lựa chọn thực hiện dự án này.”

Là một làng nghề gốm cổ ở Việt Nam có lịch sử hơn 700 năm, Phù Lãng được biết đến với những sản phẩm gốm to, nặng như chum vại, tiểu quách, chậu trồng hoa, cây cảnh. Làng nghề hiện vẫn duy trì các sản phẩm gốm truyền thống bằng lò đốt củi, song kích cỡ lớn và giá thành rẻ. Vì vậy, các học viên sau khi tham gia dự án hỗ trợ của Nhật Bản đã đa dạng hóa sản phẩm gốm với kích cỡ nhỏ, có công năng và thẩm mỹ cao hơn. Đặc biệt, các nghệ nhân, chuyên gia của Nhật Bản đã góp phần truyền được tình yêu và niềm tin vào thế hệ làm gốm trẻ ở địa phương này.

Anh Phạm Văn Tuấn - Làng Phù Lãng, tỉnh Bắc Ninh

“Mình muốn sử dụng cái kỹ thuật, các bài học của thầy để áp dụng vào công việc của mình hiện tại để nâng cao cái sản phẩm của mình tạo ra cho mình những sản phẩm riêng.”

Anh Bùi Văn Huân – Làng Phù Lãng, tỉnh Bắc Ninh

“Cái mục tiêu của cuộc đời mình là tạo ra sản phẩm thủ công, và mang tinh thần việt. Hy vọng trong tương lai mình mang đc giá trị trong văn hóa tinh thần của người Việt vào trong từng sản phẩm.”

Trong khi hỗ trợ đào tạo các học viên của dự án, các chuyên gia đến từ Nhật Bản vẫn giữ nguyên tính thủ công, màu men tự nhiên nên càng làm tăng giá trị của từng sản phẩm.

Ông Onimaru Yusuke - Nghệ nhân gốm Nhật Bản

“Điều khác biệt giữa lò nung gốm thủ công của Nhật Bản và Việt Nam đầu tiên là củi. Điều đó sẽ tạo ra sự khác biệt khi nung gốm, ví dụ như lượng khói đốt cũng sẽ khiến sản phẩm khác nhau. Ở Nhật Bản, các sản phẩm gốm cổ của Việt Nam rất được ưa chuộng. Vì thế, khi sang Việt Nam, tôi và các học viên đã tận dụng những họa tiết độc đáo của Việt Nam vào sản phẩm và tạo nên giá trị riêng có của gốm Việt Nam.”

Ông Nguyễn Bá Quân – Phó Chủ tịch UBND thị xã Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

“Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng đã quan tâm đưa dự án phát triển làng nghề gốm trở thành làng nghề Ocop gắn với du lịch. Thì hiện nay chúng tôi cũng đang được triển khai, phấn đấu đến cuối năm 2024 thì làng gốm Phù Lãng sẽ được công nhận.”

Trước đây, những món đồ gốm ở Phù Lãng quá to, tốn nhiều nguyên liệu mà khách du lịch cũng không thể mua và mang theo những món đồ cồng kềnh như vậy. Việc tạo ra những đồ gốm nhỏ gọn hơn, tinh xảo hơn mang đến nhiều triển vọng đưa gốm Phù Lãng ra thế giới và phát triển du lịch tại làng nghề này.

Chương trình Người đưa tin 24H phát sóng lúc 06h30 trên THVL1, THVL2; 11h15 trên THVL1; 18h30 trên THVL2.

Cùng chuyên mục

Nhiều nét mới tại lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc

Vụ bạo hành chấn động showbiz: Sao nam bị vợ tát 500 cái, quỳ gối xin không đánh vào mặt

MC Nguyễn Hữu Chiến Thắng: Tôi dốt nhạc, không biết hát

Văn Mai Hương tiết lộ về dự án âm nhạc đặc biệt nhất trong sự nghiệp

Con người sống trong "cái hộp 5m2" đang gồng mình để thay đổi số phận

Từ điển định nghĩa "nhà báo là người ăn bám gia đình"?

Những cuộc phiêu lưu trong thế giới tuổi thơ

Sở hữu 1 trong 3 CHÌA KHOÁ này, bạn có thể ung dung tận hưởng hạnh phúc

Hồng Diễm trở lại màn ảnh nhưng không có Hồng Đăng: "Tranh thủ cười trước khi nhăn nhó toàn tập"

Trước Minh Hằng, loạt sao Việt từng trải qua thử thách rước dâu, "khó nhằn'' nhất là Ông Cao Thắng